Triều đại VN Thảo_luận_Bản_mẫu:Lịch_sử_Việt_Nam

Ngoài ra, xin đề xuất dựng 2 tiêu bản theo 2 tiêu chí:

a. Tiêu bản "Lịch sử Việt Nam" theo kiểu gọi tên thời kỳ, như Hồng Bàng, Bắc Thuộc lần I, Nam Bắc triều, Trịnh Nguyễn phân tranh, Chiến tranh Đông Dương... (khá giống tiêu bản mới hiện nay, nhưng vì ưu tiên trình bày dòng, cột nên không ghi niên đại nữa cho khỏi đầy)

b. Tiêu bản "Triều đại Việt Nam" theo kiểu "gọi tên triều đại", như "Hùng Vưong", "An Dương Vương", "Nhà Lý, "Nhà Mạc", "Chúa Trịnh", "Nhà Lê trung hưng"... Trong đó có ghi rõ niên đại từng triều.

Sẽ có những "thời kỳ" trong tiêu bản a trùng luôn tên triều đại (như kiểu b) vì không có thực thể khác cùng tồn tại, như "An Dương Vương", "Nhà Trần", "Nhà Lý"...

Xin có mấy ý kiến như trên, mong các nhà quản lý hãy dựng thử một vài tiêu bản để xem thử và cho ý kiến tiếp.

--Trungda 15:57, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)

Hai tiêu bản trông gần giống nhau thì tôi thấy không ổn lắm. Khi nào dùng cái gì?Bạn thử ngó qua trang fr:Chronologie_de_la_France xem bạn có muốn một trang tương tự để phục vụ thông tin niên đại hay không. (Trang này được link từ cuối tiêu bản lịch sử Pháp, trông như thể phiên bản đầy đủ của các thông tin trong tiêu bản).Tmct 15:51, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)Tiêu bản chính sẽ vẫn là Lịch sử Việt Nam. Tôi cho rằng việc giống nhau là khó tránh khỏi, như đã trình bày, vì có những thời kỳ mang tên giai đoạn lịch sử, có thời kỳ mang luôn tên triều đại, như chúng ta hay gọi: thời Bắc thuộc, thời nhà Trần - ngang nhau. Tôi thấy làm thế cũng gần như tiêu bản của Pháp fr:Chronologie_de_la_France, vì Đông và Tây chẳng qua khác nhau cách gọi: phương Đông thích gọi tên, còn phương Tây thích dùng số đếm: nền Cộng Hòa thứ nhất, triều đại thứ năm... (như tôi từng nhận định trong bài nhà Tần về trường hợp hy hữu ở phương Đông, dùng số đếm gọi các đời vua là Nhị Thế, Tam Thế...). Điểm lại thì thấy xưa nay cũng chưa có cách gọi khác cho việc gộp chung các triều đại thời độc lập thành một thời kỳ có tên, mà nếu chúng ta tự đặt ra thì sợ không quen thuộc, lạ tai quá. Giả sử có nhà chuyên môn nào vào xem thấy sẽ đặt câu hỏi: không biết tên cái thời mà chúng ta gộp mấy nhà "Ngô - Đinh - Tiền Lê" vào lấy từ đâu?Đó là tiêu bản chính, xuất hiện trong các bài lịch sử Việt Nam. Tiêu bản này sẽ cho link sang tiêu bản triều đại Việt Nam (có đủ niên đại mỗi dòng), dòng link đặt phía trên. Ngược lại, phía trên tiêu bản "triều đại Việt Nam" cũng cho link với tiêu bản "Lịch sử Việt Nam" (không ghi niên đại). Khi cần xem chi tiết về niên đại thì quay sang tiêu bản 2 và cần xem tổng quát theo thời kỳ thì lại về tiêu bản 1. Khi hai tiêu bản không xuất hiện cùng lúc thì tôi thấy không có vấn đề gì.--Trungda 17:36, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)

Có nên đưa vào Đế quốc Việt Nam hay không? Nếu có, nên đưa vào thời Nhà Nguyễn. Nguyễn Hữu Dng 16:38, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)

Đúng. Theo tôi nên đưa vào.--Trungda 17:36, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)Ý tôi là triều đại Việt Nam có nên là một trang chứ không phải một tiêu bản hay không. fr:Chronologie_de_la_France không phải tiêu bản mà là một trang được nối vào cuối tiêu bản chính, tương tự như trang Vua Việt Nam hiện giờ.Nếu dùng 2 tiêu bản trông gần giống nhau và cùng rất dài, trong khi nhiều bài sẽ dùng cả hai tiêu bản, thì những bài này trông sẽ khá là xấu.Theo tôi triều đại Việt Nam nên là một bài (không phải tiêu bản) với thông tin chi tiết về các niên đại. Bài này sẽ được gắn vào cuối tiêu bản "Lịch sử Việt Nam" theo kiểu như đã làm với bài Vua Việt Nam. Bạn thấy có được không?Tmct 09:45, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)Tôi nhất trí. Tôi sẽ tham gia thảo bài triều đại Việt Nam. Nhưng thú thực là tôi còn hơi do dự về vấn đề tranh cãi của nhà Triệu, vì nó liên quan tới việc soạn bài "Triều đại Việt Nam". Có đưa vào không? Vừa đưa vừa nói 2 chiều (rằng có ý công nhận có ý không)? Và dẫn chiếu tới bài Vấn đề chính thống của nhà Triệu (đang bàn cãi dài dằng dặc)? Chờ ý kiến của bạn--Trungda 12:59, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)Chúng ta không thể quyết định có công nhận hay không, kể cả nếu 100% thành viên Wiki thống nhất quan điểm. Vì có sử gia công nhận nên ta đưa vào. Vì có sử gia không công nhận nên ta chú thích rằng vấn đề này chưa được các học giả thống nhất, và liên kết đến bài liên quan. Tmct 14:21, ngày 2 tháng 3 năm 2007 (UTC)